Cách xử lý màng loa kéo bị mốc cực dễ tại nhà

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều, điều này khiến người dùng loa kéo vô cùng đau đầu khi phải bảo quản như thế nào để không bị nấm mốc. Tuy nhiên, nếu bạn không may “dính” phải tình trạng màng loa kéo bị mốc thì đừng lo lắng, có rất nhiều cách xử lý đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Màng loa kéo bị mốc

Trong bài viết này, Nanomax sẽ hướng dẫn người dùng cách khắc phục hiện tượng mốc trên màng loa kéo và một số mẹo bảo quản để sử dụng thiết bị tốt hơn.

1. Màng loa kéo bị mốc có ảnh hưởng gì không?

Màng loa kéo bị mốc có 2 biểu hiện là mốc nhẹ và mốc nặng, trong đó:

Màng loa mốc nhẹ: Trên màng chỉ xuất hiện vài vết mốc lấm tấm, trường hợp này thì không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, tuy nhiên nếu không xử lý thì lâu dần sẽ chuyển sang giai đoạn mốc nặng hơn.

Màng loa mốc nặng: Tình trạng mốc gần như lan hết màng loa, lúc này thì chất lượng âm thanh không còn được đảm bảo nữa. Vì nấm mốc sẽ sinh ra axit nên màng loa dễ mục, mốc nặng nếu để quá lâu không sửa chữa.

2. Nguyên nhân khiến màng loa kéo bị mốc

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng mốc màng loa kéo:

Màng loa bị mốcMàng loa bị mốc.
  • Để loa quá lâu không dùng.
  • Đặt loa ở nơi có độ ẩm cao
  • Đặt loa sát tường, sát nền hoặc dưới đất trong những ngày mưa nồm ẩm.
  • Loa bị dính nước trong quá trình sử dụng >>> Loa kéo bị vô nước xử lý như thế nào?
  • Quá trình bảo quản loa kéo chưa tốt.
3. Cách xử lý màng loa kéo bị mốc

Nếu chiếc loa của bạn không may xảy ra hiện tượng ẩm mốc thì hãy kịp thời áp dụng những cách xử lý đơn giản dưới đây:

3.1. Xử lý màng loa bị mốc bằng cồn

Cách vệ sinh micro

Sử dụng tăm bông hoặc khăn sạch nhúng vào cồn, sau đó lau nhẹ vào chỗ mốc trên màng loa để xử lý.

Vì cồn có khả năng diệt nấm mốc, sát khuẩn cao làm giảm đáng kể tình trạng hư hỏng và tránh được nấm mốc phát triển sau này.

Phương pháp này nhìn chung là tối ưu nhất về hiệu quả mang lại, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

3.2. Xử lý màng loa bị mốc bằng giấm trắng

Dùng khăn sạch hoặc tăm bông cùng một ít giấm trắng sẽ làm giảm tình trạng mốc, ố trên màng.

Màng loa kéo bị mốc

Cách khắc phục này có ưu điểm rẻ, dễ tìm mua và hiệu quả cũng khá tốt.

Tuy nhiên, thành phần của giấm trắng có axit nên về lâu dài trên sản phẩm có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn, vì thế mà đây không phải là phương pháp tối ưu.

3.3. Xử lý màng loa bị mốc bằng cách phơi nắng

Phơi nắng là một phương pháp truyền thống nhưng nhiều người vẫn còn áp dụng vì tính đơn giản, dễ thực hiện của nó. Cách thực hiện thì chỉ cần mang củ loa ra phơi nắng là được.

Tuy nhiên, nếu để màng loa phơi nắng quá lâu thì nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng màng loa.

Do đó, nhiều chuyên gia khuyên người dùng không nên áp dụng phương pháp này để xử lý màng loa kéo bị mốc.

3.4. Xử lý màng loa bị mốc bằng máy sấy

Loa kéo bị vô nước

Khi sử dụng máy sấy để sửa màng loa nên mở ở mức nhỏ nhất và không được bật nhiệt độ quá nóng.

Nhìn chung, phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và có khả năng làm khô màng loa hiệu quả.

Tuy vậy, nếu thời gian dùng máy sấy quá lâu sẽ khiến màng loa khô nóng, đối với màng cao su thì có thể bị giãn nở gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Vì thế, phương pháp này có thể sử dụng được nhưng phải tùy vào loại màng loa.

Ngoài những cách xử lý trên, nhiều người còn truyền tai nhau khắc phục bằng dung dịch chống mốc hoặc dùng bảo dưỡng màng loa của Đức.

Nếu màng loa của bạn đã xuất hiện tình trạng hư hỏng quá nặng, hãy thay màng mới để sử dụng loa tốt hơn.

Tham khảo chi tiết qua bài viết >>> Cách sửa màng loa kéo bị rách.

4. Mẹo chống ẩm loa hiệu quả

Loa kéo bị vô nước

Để không gặp tình trạng màng loa bị mốc thì trong quá trình sử dụng và bảo quản cần có những cách chống ẩm hiệu quả:

  • Sử dụng túi chống ẩm: Sản phẩm này là cứu tinh của rất nhiều thiết bị điện tử vào những hôm mưa bão. Bạn có thể sử dụng túi chống ẩm đặt vào thùng loa sẽ hạn chế mốc.
  • Hạn chế mở cửa vào những ngày có độ ẩm lớn: Những ngày thời tiết mưa, bão thì hãy hạn chế mở cửa phòng hay cửa sổ để tránh hơi ẩm xâm nhập vào sẽ dễ khiến loa dễ bị ẩm mốc hơn.
  • Sử dụng máy hút ẩm: Thiết bị này sẽ khiến không khí trong phòng khô hơn, bảo vệ loa kéo của bạn khỏi nấm mốc và bảo quản trong một môi trường lý tưởng.

Bài viết trên đây là hướng dẫn về cách xử lý màng loa kéo bị mốc hiệu quả và đơn giản tại nhà bằng những nguyên liệu sẵn có. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn khắc phục thành công để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ loa kéo.

Mọi góp ý, thắc mắc xin gửi về inbox cho chúng tôi hoặc bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất. Xin cảm ơn!